Chim Cảnh đẹp, dễ nuôi – Thông tin về các loài chim kiểng

CHIM CẢNH hay CHIM KIỂNG, như tên gọi của nó, là loại chim nuôi để làm cảnh. Người ta thích nuôi chim cảnh cũng như thích chơi cây cảnh trong vườn, lấy cái màu sắc của chim làm một thú vui, đế hòa dịu tâm hồn và tịnh dưỡng tính tình.

Với cây, người ta vui với cảnh tỉa lá bắt sâu, uốn cành, vun xới.

Với chim, người ta ngắm sắc lông, nghe chim nói, lấy đó làm cách giải khuây.

Chim để làm cảnh thường là những loại không biết hót, hoặc hót ít mà tiếng hót lại không hay, hoặc nó chỉ bắt chước được tiếng người, nói sõi vài ba câu đủ làm cho người nuôi thích chí. Chim cảnh còn là loại chim có màu sắc tuyệt đẹp, tranh vẽ khéo cũng không bằng, chỉ nhìn ngắm không thôi cũng đủ say mê, nhìn hoài không biết chán.

Các giống chim cảnh phổ biến thường được nuôi tại Việt Nam

Chính nhờ vào những đặc tính ưu việt đó mà chim cảnh luôn luôn vẫn có chỗ xứng đáng của nó trong lòng người hâm mộ. Có người vừa nuôi chim hót lại nuôi thêm chim cảnh. Họ lấy cái hay của loài này bổ khuyết vào cái dở của loài kia, tạo nên sự hài hòa trong việc thưởng ngoạn cho mình.

Chim cảnh như mọi người đều biêt, có rât nhiều loại, ớ nước ngoài, người ta hễ thấy loại nào có màu sắc tuyệt đẹp là nuôi. Nhưng, tâm lý phần đông người mình, thì màu sắc là một chuyện, nhưng ít ra chim cũng phải biết hót, biết nói thì mới được ưa chuộng. Chẳng hạn như con sáo sậu, con sáo trâu đâu có gì đẹp, nhưng nhờ chúng biết nói gió, biết bắt chước nói được tiếng người nên mới được nhiều người nuôi. Như con chim, Hoành hoạch toàn thân lông xám phủ tối om, nhưng nhờ cái miệng lanh chanh hót cả ngày, dù tiếng hót không ra chi, nhưng nuôi một con treo ở đầu hè cũng vui nhà vui cửa.

Mặt khác, cũng xin nói thêm, người nuôi chim của mình có hai hạng:

  • Hạng chơi để giải trí, tức là chơi không vụ lợi, tốn kém bao nhiêu cũng không cần, lời lỗ ra sao cũng chẳng thiết, điều mong muốn là tìm được con chim vừa ý là mãn nguyện rồi.
  • Hạng thứ hai là vừa chơi vừa có lợi, nghĩa là trong sự giải trí còn mang lại cái lợi thiết thực cho mình. Nuôi sinh lợi là nuôi những loại chim sinh sản được trong lồng, trong chuồng, để mình còn bán ra kiếm lời.

Hạng người này chưa hẳn là người nghèo, cũng chưa hẳn là người không biết cách chơi, mà là người có óc thực tế. Họ quan niệm rằng, chơi theo cách đó mới vui, mới có hứng thú để tiếp tục chơi hoài.

Ở đây, chúng tôi không dám ngỏ ý bình phẩm sự hay dở của hai hạng người này. Nhưng, trong hoàn cảnh khó khăn chung, thiết nghĩ việc chơi mà có lợi vẫn là một điều hay, không thể không xét đến.

Trong các bài viết của chuyên mục Chim cảnh (kiểng) này, chúng tôi chỉ đơn cử những loại chim vừa dễ nuôi, vừa mang lại cho người nuôi những nguồn lợi không nhỏ, vì là loại hàng xuất khẩu, để vừa giải trí vừa mang lại điều lợi thiết thực cho mình, như: Yến phụng – Bồ câu – Bạc má – Bảy màu – Manh manh – Sắc nhật. (Yến hót đã trình bày ở phần đầu sách).

See also  Tổng hợp những nguyên nhân hàng đầu khiến chào mào bị ủ rũ

Đó là những loại chim hàng tháng sinh con đẻ cái, đem về mối lợi cho mình. Đây là những loại hiện đang xuất khẩu mạnh. Chúng tôi sẽ trình bày rất kỹ về cách nuôi của từng loại chim trên đây theo kinh nghiệm bản thân, phù hợp với thời tiết và điều kiện “con giống” của nước mình trong hiện tại để quí vị am tường cặn kẽ, hầu bắt tay vào nghề mà không gặp trở ngại đáng tiếc nào.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin trình bày trong chuyên mục này cách thuần hóa và nuôi dưỡng các loại chim cảnh khác như Nhông, Sáo, Cưỡng, Chóp mào… Đây là những giống chim vừa dễ nuôi vừa được nhiều người ưa thích.

Thật không còn gì sung sướng hơn khi tự minh tạo ra được những ổ chim con xinh xắn, khỏe mạnh, tự tay mình thuần hổa được một con chim rừng, lại dạy cho nó nói được tiêng người.

Trong trường hợp sách vở chăn nuôi còn quá thiếu hy vọng những điều trình bày ttrong chuyên mục này sẽ giúp ích được phần nào cho quí vị.

Dân nuôi chim cảnh (kiểng) hót, dứt khoát không phải là người có tính a dua, thấy người ta nuôi chim cảnh mình cũng học đòi bắt chước. Sự thực thì không ai ngu dại gì lại bỏ ra một số tiền lớn để “quăng qua cửa sổ” một cách không thương tiếc như vậy. Vì nuôi chim cảnh mà không biết gì về chăn nuôi, chăm sóc thì chim chết mấy hồi.

Nói một cách khác, người nuôi chim cảnh, trước hết phải là người có lòng ham thích cao độ, có sự say mê cao độ đối với chim hót. Có say mê tột cùng mới dám bỏ số tiền lớn ra mua chim cảnh, mua lồng, mua thức ăn… và sau đó lúc nào cũng lặm cặm lụi cụi chăm nom, săn sóc, quyến luyến bên chim.

Sự say mê này tất nhiên cũng có sự tính toán từ trước, chứ không phải hễ mê thì nhào vào thực hiện… giấc đại mộng của mình.

Vào cái thời xa xưa, kẻ mặc khách tao nhân mê cầm kỳ, thi và họa. Lúc nào cũng bầu rượu túi thơ. Lúc nào cũng đàn hát xướng ca. Lúc nào cũng ngồi lì bên bàn cờ quên ăn, quên uống vì các quân cờ tướng, sĩ, tượng, xe, pháo… Rồi lại có kẻ dại dột tìm nguồn vui với tứ đố tường…. khiến cho thân bại danh liệt.

Tất cả những món chơi của người đời đó, cũng nhầm vào việc giải trí quên sâu. Vậy sao ta khong chọn việc giải trí quên sầu vào việc nuôi chim cảnh?

Săn sóc chim cảnh cũng là lao động, đứng lên ngồi xuống mãi bộ không tác dụng vào việc giãn nở gân cốt hay sao? Còn tiếng hót của chim cảnh, ai dám bảo đó không phải là liều thuốc bổ? Nghe chim hót, thần kinh ta sẽ bớt căng thẳng, giúp ta yêu đời hơn, thấy đời đáng sống hơn, người trẻ thì hăng hái, người già thì như… hồi xuân…

See also  Mách bạn cách chăm sóc chim non mới nở tốt nhất

Chắc ai cũng đã tính toán thiệt hơn như vậy, lại sẵn có sự ham thích, mà người bình dân gọi là kẻ có “máu mê”, nên mới “đạp” vào thú nuôi chim cảnh mà không cần tính toán…

Thế nhưng, chim cảnh thì có nhiều loại: loại đắt tiền, loại rẻ tiền, loại tốn công chăm sóc, loại chỉ nuôi nâng dễ như… gà; loại hót giọng này, loại hót giọng khác…Thế là, cùng thuộc giới nuôi chim cảnh nhưng có người nuôi loại này, có người nuôi loại nọ. Có kẻ chỉ nuôi một loại, có người thứ nào cũng nuôi, trong nhà rền rang như một dàn đại hợp xướng. Có người nuôi một loại nhưng lại nhiều con để nghe cho đã thứ âm điệu mà mình ưa thích…

Chim hót mà nghệ nhân thành phố thích nuôi là Yến Hót gồm các loại Bạch Yến, Hoàng Yến, Thanh Yến, Panachée, Isabelle… Chích Chòe thì có Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa. Chim Họa Mi, Khướu, Thanh Tước, Hồng Tước, Khoen. Một số người còn nuôi Két Nhồng, Cà Cưỡng, là những chim cảnh vừa “nói gió” vừa nói tiếng người được.

Nghệ nhân ở thôn quê thì thích nuôi chim Cu gáy chim Đa Đa, Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa. Các thứ khác, ít người nuôi.

Cu gáy, nếu là loại Cu mồi, để đâu gáy đó, suốt ngày, giờ nào cũng gáy, lại gáy hai ba lèo, giá mỗi con cũng vài chỉ vàng chứ không phải rẻ.

Đa Đa cũng gáy tuy không hay, nhưng giọng của nó cũng như chim Cu, thích hợp với sự tĩnh lặng của khổng khí tĩnh mịch đồng quê, nên rất “hợp cảnh”. Giá một con Đa Đa mồi thật hay cũng vài ba chỉ vàng, còn hơn cả Họa Mi của thành phố nữa.

Có điều chúng tôi xin góp ý, là nếu vì mục đích giải trí không thôi, thì chúng ta cứ “tùy gia phong kiệm”, túi tiền mình có bao nhiêu thì mua sắm bấy nhiêu. Đã không có khả năng thì đừng “với” tới những chuyện cầu kỳ để mắc thêm công nợ. Có kẻ rất thích đua đòi, muốn có cái lồng đắt tiền hơn, con chim cảnh cao giá hơn (vì hay hơn) để ganh đua với thiên hạ.

Chúng tôi được biết, hiện nay lồng chim cảnh có cái đắt hơn một lượng vàng, dĩ nhiên là chạm trổ tinh vi, có cầu bịt ngà, có cóng Thái Lan, Hồng Kông hay Trung Quốc… Có những con chim hay giá đến vài triệu bạc, mà hình như chủ nhân còn chưa muốn chịu “buông”….

Đó là chuyện những người dư ăn thừa để, lắm bạc nhiều tiền. Còn ai ít tiền, thì cứ yên tâm xài “lồng chợ” và ráng tập luyện dần cho chim cảnh mình hót hay lên yậy. Ganh đua không lợi, mà nợ nần lại cực thân.

Trời sinh ra giống chim nào cũng có khả năng biết hót và biết đá. Đó là luật sinh tồn. Tiếng hót của chim là lợi khí sắc bén dùng để dọa nạt kẻ thù, ngăn cấm kẻ thù không được bén mảng đến lãnh địa của chúng (vì như mọi người đều biết loài cầm thú đều lạo ra lãnh địa riêng theo kiểu rừng nào cọp nấy), và tiếng hót cũng là lời tỏ tình ve vãn người yêu của những con chim trống.

See also  Nổ Hũ F8BET - Chơi Game Giải Trí Trúng Tiền Thật Cùng Nhà Cái

Còn đã là phương tiện cần thiết để giành lấy sự sống còn.

Có điều có giống chim hót hay, có chim hót dở. Đá cũng vậy, như Họa Mi, Chích Chòe Than có nhừng đòn thế sâu hiểm, trái lại Chích Chòe Lửa thì đá như để… biểu diễn vũ điệu mà chơi!

Thú chơi chim thi hót, thi đá là một thú chơi có tính cách dân gian vô cùng tao nhã mà ông cha ta từ lâu đã biết

Đến. Trước khi người ta biết dùng Họa Mi, Chích Chòe Than thi đá. Người xưa đã đá Hoành Hoạch, chim Nhàn, Diều, Quạ… đến độ say mê.

Có thể các cụ hãy chim rừng về cho đá ngay, mà cũng có thể có người chắt chiu thuần dưỡng chim non cho đến ngày đá độ như cách nuôi gà nòi vậy. Tiếc là, đến nay không có một tài liệu nào đáng tin cậy còn sót lại nói về vấn đề này.

Ngày nay, thú chơi chim để thi hót và thi đá được nhiều người ưa thích. Tiếc là tài liệu không có, sách vở hướng dẫn cũng không, người biết thì cố tình giấu nghề không chịu chỉ vẽ cho lớp đàn em hiếu học, do đó mạnh ai nấy nuôi theo sự hiểu biết hạn chế của mình.

Thực ra, nghề gì cùng có những bí quyết riêng của nó, cũng như có thuộc lòng định lý, định luật mới giải đáp được bài toán khó. Nuôi chim để thi hót hay để thi đá cũng phải kinh qua nhiều kinh nghiệm bản thân, nếu không được người có tài cán trong nghề thật lòng hướng dẫn.

Nhưng, khi đã nắm vững được những bí quyết đó, thì mọi chuyện tưởng rằng quá khó lại có thề thực hiện được dễ dàng.

Có điều chúng tôi muốn nhắn mạnh ở đây là người nuôi chim thi hót và thi đá phải đòi hỏi đến sự đam mê cao độ, đến việc kiên tâm trì chí hơn người mới mong gặt hái được thành công, vì luyện cho con chim biết hót hay, đá giỏi là cả một công phu to lớn, chứ không đơn giản bình thường, ai ai cũng có thể làm được.

Nếu không đam mê, không trì chí, xin đừng nghĩ đến việc nuôi chim thi hót và thi đá. Nếu chỉ dựa vào nhiều tiền lắm bạc, người ta chỉ có thể mua chim hót hay để thưởng thức giọng hót mà thôi. Con chim hót hay vẫn chưa phải là con chim dùng thi hót, nếu nó không được chủ nuôi khổ công rèn luyện, lập dượt để thành con chim thí sinh có bản lĩnh…

Trong chuyên mục chim cảnh (kiểng), Dogily.vn xin giới thiệu với bạn đọc những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi các loài chim cảnh như: chim chào mào, chim họa mi, chim chích chòe, chim khướu, chim cu gáy, chim vành khuyên, vẹt, két, xích, yến, phụng, gà chọi…

Leave a Comment