Các loại bệnh thường gặp ở chim và cách chữa trị

Chim là một loài vật nuôi phổ biến được ưa chuộng bởi sự đa dạng về hình dáng, màu sắc và giọng hót. Tuy nhiên, như bất kỳ loài vật nào khác, chim cũng có thể bị bệnh và cần được chăm sóc đúng cách để giữ cho chúng khỏe mạnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại bệnh thường gặp ở chim và cách chữa trị.

Bệnh tiêu chảy do E.coli

Nguyên nhân: Do thực ăn không hợp hoặc lồng thiếu vệ sinh.

Dấu hiệu: Chim đi phân loãng, phân ướt, nhìn dưới đáy lồng thấy phân nát. Nếu bệnh nặng nhìn chim yếu ớt, bỏ ăn, ít hót và bay nhảy cũng không nhiều.

Cách điều trị: Cho chim uống 1 – 2 mg Ampicilin; 15ml nước pha đường 25%. Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .

Phòng bệnh: Phải thường xuyên vệ sinh lồng. Không nên thay đổi thức ăn thường xuyên cho chim, không nên cho chim ăn các loại trái cây có nhiều nước nhiêu, khoảng 1 tuần cho ăn 1 lần, hoặc ăn vào ngày nóng.

Các loại bệnh thường gặp ở chim và cách chữa trị

Bệnh cảm cúm

Nguyên nhân: Do sự chênh lệch nhiệt độ, ban ngày nhiệt độ thường khá cao nhưng lại chuyển lạnh vào ban đêm. Chim cảnh thường ít hoạt động nên sức đề kháng sẽ yếu hơn, dễ bị cảm cúm hơn.

Dấu hiệu: Lông xù lên, tả tơi, ít hoạt động bay nhảy, hơi thở khò khè, ăn yếu dần, chảy nước mũi, có lúc run lẩy bẩy, mắt lờ đờ.

See also  Những đồ dùng không thể thiếu khi nuôi chim cảnh

Cách điều trị: Khi mới phát hiện cần kiểm tra kỹ tình trạng. Nếu chim chưa xù lông, vẫn tự chải lông bình thường thì có nghĩa bệnh chưa nặng lắm. Chuyển lồng chim vào nơi ấm áp, kín gió, sáng sủa, nhiệt độ duy trì khoảng 25°C. Dùng tăm bông lau sạch nước mũi để chúng hô hấp dễ dàng hơn. Đối với chim bị bệnh nặng dùng kháng sinh Chlortetracycline. Nghiền nhỏ rồi trộn vào thức ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần, điều trị trong 3 ngày. Nếu chim không tự ăn, bạn hãy pha vào nước uống, bơm từ từ vào miệng để tránh bị sặc. Đối với chim cỡ lớn, đa phần chúng có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc. Bạn có thể nướng chuối tiêu đút cho chim ăn. Việc này sẽ giúp chúng tự nâng cao sức đề kháng.

Phòng bệnh: Khi mới mua chim về cần trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn và nước uống của chim để diệt mầm bệnh. Bổ sung các loại dinh dưỡng hỗ trợ hệ miễn dịch như: lòng đỏ trứng, bột cá, dầu hạt cải. Khi trời chuyển lạnh phải chuyển lồng vào nơi kín gió, có nhiều ánh sáng, ấm áp.

Các loại bệnh thường gặp ở chim và cách chữa trị

Bệnh cầu trùng

Nguyên nhân: Do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên gọi là Eimeria gây ra.

Dấu hiệu: Chim ủ rủ lờ đờ thường xuyên ngủ ngày, gầy rộc nhanh chóng, màu da và chân nhợt nhạt do thiếu máu, xù lông, 2 cánh sã xuống, chim ăn nhiều bất thường. Chim uống nhiều nước dẫn đến tiêu chảy, sau khi bệnh nặng thêm thì phân có màu đỏ nâu và lẫn máu tươi.

See also  Kỹ thuật tạo ẩm nhà yến phù hợp với tập tính của yến

Cách điều trị: Cầu trùng là bệnh rất phổ biến trên gia cầm nên có khá nhiều loại thuốc của nhiều hãng khác nhau cả trong nước và quốc tế. Sau khi phát hiện bệnh, nên đến cơ sở thuốc thú y gần nhất để được bác sĩ tư vấn và chỉ dẫn cách sử dụng. Hoặc tìm mua các loại thuốc ngoại nhập như Endocox 2.5%, Baycox 2.5%, Cocci-Care…

Phòng bệnh: Mầm bệnh theo phân ra ngoài có thể tồn tại độc lập chờ cơ hội lây nhiễm sang cá thể chim khác. Vì vậy cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ và có các biện pháp tiêu độc khử trùng và sử dụng thuốc phòng bệnh định kỳ để tránh lây lan chéo trong đàn.

Các loại bệnh thường gặp ở chim và cách chữa trị

Bệnh viêm tuyến nhờn

Nguyên nhân: Do tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh…

Dấu hiệu: Chim tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy sưng mủ.

Cách điều trị: Đầu tiên dùng cồn iốt khử trùng tuyến nhờn. Sau đó dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nào thấy máu tươi là được). Cuối cùng bôi cồn iốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Phòng bệnh: Loại bỏ các vật sắc nhọn trong lồng có thể làm chim bị thương. Tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn có chất bổ.

Các bệnh về chân

Nguyên nhân: Chim nuôi trong lồng chân thường dễ bị vật cứng nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.

See also  Xây dựng kỹ năng: 4 chìa khóa để nhận dạng chim

Dấu hiệu: Mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử xương.

Cách điều trị: Dùng dao sắc đã được khử trùng lấy mủ ra, tiếp đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0.1% (pemăngganat kali) rửa sạch vết đau, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng.

Phòng bệnh: Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn.

Như vậy, có rất nhiều loại bệnh thường gặp ở loài chim cảnh khi nuôi. Để chữa trị các bệnh này, bạn cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho chim và sử dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để phòng ngừa các bệnh này là điều quan trọng hơn, do đó bạn nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho chim và tiêm phòng định kỳ cho chúng. Nếu chim của bạn có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

[email protected]

Leave a Comment